CÁCH CHỌN, VỆ SINH & BẢO QUẢN GỐM SỨ

Những mẹo nhỏ về chọn, vệ sinh và bảo quản gốm sứ!

Các sản phẩm với chất liệu gốm sứ luôn được mọi người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, nhưng để biết cách chọn, xử lý và bảo quản gốm sứ đúng cách thì không phải ai cũng biết.

>>>> CÁCH NHẬN BIẾT THỦY TINH, GỐM SỨ NHIỄM ĐỘC CHÌ

>>>> CÁCH HÀN GẮN ĐỒ SỨ, GỐM, THỦY TINH HIỆU QUẢ VÀ NHANH CHÓNG

Hãy cũng chúng tôi tham khảo những bí quyết nhỏ sau nhé!

1. Những lưu ý xử lý đồ gốm sứ mới mua

Khi mua đồ gốm sứ, bạn nên quan tâm đến hình dáng và nước men.

Hình dáng cần cân đối, cả mặt trong lẫn mặt ngoài đều láng bóng, nước men không bị rạn nứt chân chim, ít chấm đen nhỏ, không nhăn nhúm. Nói chung, càng bóng láng càng tốt.

Thông thường, nếu đồ gốm sứ được nung chín đều sẽ có nước men trắng trong và bóng láng.

bảo quản gốm sức- Quà tặng bộ ấm trà
Các sản phẩm gốm sứ mới mua nên được vệ sinh cẩn thận để đảm bảo sức khỏe người sử dụng

Để sử dụng đồ gốm sứ lâu bền, khi vừa mua về, nên ngâm nước từ 4 – 8 giờ để đất nở ra, bịt kín các kẽ hở.

Tốt nhất, nên dùng nước vo gạo để ngâm, vì cám gạo có chất dầu, dễ thấm dần và bịt kín các kẽ hở.

Sau đó, lấy ra, ngâm sản phẩm ngập trong nước muối. Đun sôi từ 5 – 10 phút để muối ngấm đều và tăng độ giãn nở của đất.

Cách này giúp được đồ gốm bền, chắc hơn, tránh được hiện tượng chỗ hút nước nhiều, chỗ hút ít, dễ vỡ.

2. Khắc phục gốm sứ bị trầy xước

Sử dụng muối và giấm:

Với những sản phẩm chẳng may bị xước, bạn hãy trộn muối với giấm với tỉ lệ 1 : 1 sau đó đem đun lên cho muối tan hết trong giấm.

Làm ướt nhẹ sản phẩm gốm sứ, sau đó dùng cọ nhúng vào dung dịch này 5 phút. Những vết trầy xước sẽ bị đánh bay ngay lập tức.

bảo quản gốm sứ - Khắc phục những vết trầy xước của gốm sứ bị trầy xước
Khắc phục những vết trầy xước của gốm sứ bị trầy xước

3. Cách đánh bay vết ố vàng của gốm sứ

Sử dụng cát hoặc muối hột:

Những đồ dùng bằng gốm sứ bị dơ bên trong hay bị trầy xước, bạn có thể cho một ít cát hoặc muối hột vào bình, sau đó đổ đầy dung dịch nước có pha nước rửa chén (có thể dùng giấm) và lắc đều.

Để qua đêm, sáng hôm sau rửa sạch.

Với những vết bẩn đã lâu ngày, khó tẩy rửa hơn thì ta sử dụng nước oxy già và amoniac. Cách làm như sau:

  • Đổ vào trong chậu 3/4 nước, 1/4 nước oxy già và một vài giọt amoniac.
  • Làm ẩm vết bẩn bằng nước, sau đó lấy khăn thấm hỗn hợp chất trong chậu quét lên bề mặt vết bẩn.
  • Cho vật dụng vào trong một túi nhựa buộc kín miệng, sau nhiều giờ. Lặp lại cách này 1 – 2 lần vết bẩn sẽ bị đánh bay.
bảo quản gốm sứ - Đánh bay vết ố vàng của gốm sứ bằng cát và muối hột
Đánh bay vết ố vàng của gốm sứ bằng cát và muối hột

4. Cách xử lý gốm sứ bị xỉn màu

Sử dụng bột mỳ:

Bạn lấy 2 – 3 thìa men bột mì hòa với nước để xử lý chỗ bị xỉn màu (liều lượng có thể thay đổi tùy vào số lượng đồ dùng cần làm sạch).

Dùng dung dịch này lau chỗ bị xỉn và để đấy khoảng 5 đến 7 phút.

Sau đó bạn dùng đồ lau thấm nước lã và lau sạch lại lớp bột mì và lau sạch lại một lần nữa bằng khăn sạch.

bảo quản gốm sứ - Xử lý gốm sứ bị xỉn màu bằng bột mỳ
Xử lý gốm sứ bị xỉn màu bằng bột mỳ

Sử dụng hỗn hợp vỏ trứng, chanh và giấm:

Bạn sử dụng hỗn hợp vỏ trứng, chanh hoặc giấm.

Hãy vò nát khoảng 6 vỏ trứng vào đồ dùng cần làm sạch, sau đó vắt hai quả chanh hoặc một nửa cốc giấm.

Ngâm qua một đêm để cho vỏ trứng tan trong nước chanh hoặc giấm, rửa đồ dùng bằng nước nóng và để khô.

bảo quản gốm sứ - Xử lý gốm sứ bị xỉn màu bằng hỗn hợp vỏ trứng, chanh và giấm
Xử lý gốm sứ bị xỉn màu bằng hỗn hợp vỏ trứng, chanh và giấm

Sử dụng kem đánh răng:

Rửa qua gốm sứ bằng nước, sau đó quan sát và đánh giá các vị trí bị đóng cặn nhiều.

Đối với bộ ấm chén thường là viền miệng ấm, đáy ấm, trong lòng ấm, và trong vòi ấm.

Kế tiếp dùng bàn chải đánh răng và kem đánh răng chà lên vết bẩn đó và làm sạch lại bằng nước trở lại.

Kem đánh răng sẽ làm sạch vết ố vàng trên đồ dùng, mà bạn không cần mất nhiều công sức cho việc vệ sinh.

bảo quản gốm sứ - Xử lý gốm sứ bị xỉn màu bằng kem đánh răng
Xử lý gốm sứ bị xỉn màu bằng kem đánh răng

5. Cách bảo quản gốm sứ luôn mới

Một trong những yếu tố quan trọng bảo quản gốm sứ, nên dùng nước ấm để lau rửa các sản phẩm bằng gốm sứ và có thể kết hợp thêm nước tẩy rửa nhẹ.

Sau khi lau rửa, bạn nên dùng một chiếc khăn sạch và mềm để lau khô đồ gốm sứ trước khi mang đi cất.

Ngoài ra, để cọ rửa các sản phẩm làm từ gốm sứ, có thể sử dụng mùn cưa hoặc tro mịn bởi chúng có tác dụng làm sạch tốt.

Chú ý:     

  • Để bảo quản gốm sứ luôn sáng bóng, bạn không nên lau đồ gốm sứ bằng chất liệu nhám, có thể làm xước lớp men.
  • Luôn dùng chất tẩy rửa tự nhiên an toàn.
  • Hạn chế sử dụng các dung dịch tẩy rửa có tính chất mạnh như nước tẩy Javel hay các dung dịch từ chanh, giấm có tính axit cao cũng là không nên bởi chúng có thể làm mòn lớp men bên ngoài, không giữ được độ bền đẹp của đồ gốm.
  • Những cách trên có thể áp dụng với các sản phẩm gốm sứ và kim loại, thuỷ tinh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *