Các sản phẩm thủy tinh và gốm sứ nhiễm độc chì ngày càng nhiều, là một trong những yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và môi trường nghiêm trọng.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do các nhà sản xuất muốn thu hút khách hành và tiết kiệm chi phí để tạo nên những sản phẩm có họa tiết và hoa văn bất mắt, rút ngắn thời gian nung.
Thông thường nhiệt độ đạt tiêu chuẩn từ 1200oC-1300oC. Đối với các sản phẩm gốm sứ nhiễm độc chì chỉ có thể nung ở nhiệt độ 800oC-1100oC.
>>>> CÁCH HÀN GẮN ĐỒ SỨ, GỐM, THỦY TINH HIỆU QUẢ VÀ NHANH CHÓNG
>>>> BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH CHỌN, VỆ SINH VÀ BẢO QUẢN GỐM SỨ CHƯA?
Cách nhận biết thủy tinh, gốm sứ nhiễm độc chì gây ảnh hưởng đến sức khỏe như sau:
- Không nên mua những bát đĩa, cốc chén có hoa văn lòe loẹt, nhiều họa tiết, bởi những sản phẩm này thường chưa qua kiểm định nên nguy cơ nhiễm chì là rất cao. Chỉ nên mua bát đĩa gốm sứ chất lượng cao, màu trắng, ít hoa văn, trơn nhưng không quá bóng loáng.
- Sử dụng các sản phẩm đồ gốm sứ có thương hiệu, tên công ty, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không sử dụng cốc, ly thủy tinh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhà sản xuất cũng nên ghi rõ hàm lượng chì trên bề mặt sản phẩm.
- Không dùng các loại bát đĩa tráng men màu trong lòng, vì đó là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Khi thấy bát đĩa sần sùi, bong tróc lớp men bóng, hoặc rạn thì nên mua bát mới. Vì men chì nhanh bị mài mòn nên sau một thời gian sử dụng sẽ bị bong, phai màu và hàm lượng chì thoát ra nhiều, ngấm hết vào thức ăn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng.
- Không dùng bát đĩa gốm sứ để làm chín thức ăn trong lò vi sóng, vì lò vi sóng có nhiệt độ cao là môi trường thuận lợi để làm chất độc trong sảm phẩm gốm sứ phai ra.
- Không nên làm dưa chua, kimchi, những đồ ăn đã lên mem (acid acetic thường có trong những đồ ăn đã lên men là môi trường để chì trong đồ gốm sứ phai ra) mà nên để trong lọ thủy tinh.
- Với các đồ thủy tinh như: cốc, chén… nên tránh những đồ long lanh, sáng bóng, họa tiết màu mè bắt mắt. Nên dùng sản phẩm thủy tinh không màu, trong suốt không quá bóng.
- Khi đi mua các đồ dùng bằng gốm sứ nên mang theo một ít dấm ăn. Cho dấm ăn vào sản phẩm định mua, nếu sản phẩm có dấu hiệu trắng ra hoặc dấm đổi màu thì không mua. Hoặc không, bạn có thể cho một ít nước vào chỗ không tráng men, nếu sản phầm hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt, nếu bát không hút nước là bát tốt.
- Với đồ thủy tinh, bạn có thể thử bằng cách lắng tiếng vang. Hàng có chứa chì tiếng kêu rất vang, thường kêu coong coong vang tai, còn với đồ không nhiễm chì tiếng kêu nghe đục và bé hơn.
Bệnh do nhiễm độc chì gây nên:
- Gây tổn thương, gây chết tế bào thần kinh.
- Hủy hoại, thoái hóa dây thần kinh.
- Gây thiếu máu do làm hồng cầu dễ bị vỡ.
- Gây tổn thương thận, tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.
- Giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
- Thai phụ bị ngộ độc chì sẽ truyền cho thai nhi, tăng nguy cơ chậm phát triển của thai nhi, rút ngắn thời gian mang thai, gây sinh non, giảm cân nặng của trẻ sau khi sinh.
Dấu hiệu bạn bị nhiễm độc chì
- Người đau đầu, chóng mặt, thỉnh thoảng buồn nôn thường là nôn khan. Người mệt mỏi không muốn ăn gì, thi thoảng có triệu chứng của bệnh áp huyết thấp.
- Đau nhức xương khớp, mỏi tay chân, suy giảm trí nhớ có thường hay quên, người chậm chạp, đờ đẫn, hay buồn ngủ.
- Răng xỉn màu thường có màu đen hoặc tàn tro.
- Đối với trẻ em, hàm lượng chì tỷ lệ nghịch với sự phát triển trí não, nhiễm chì càng nặng thì bé càng đần độn, chậm phát triển.